Categories

img
Mới nhất

Top 15+ cách vượt qua giai đoạn chia tay khi vẫn còn yêu

Cách vượt qua giai đoạn chia tay

Chia tay chưa bao giờ là dễ dàng đối với cả người bị chia tay hay người nói chia tay. Để vượt qua giai đoạn này, bạn cần phải biết một số cách để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu top 17 cách vượt qua giai đoạn chia tay.

1. 6 giai đoạn chia tay

Giai đoạn bị shock

Giai đoạn bị shock

Trước tiên, bạn cần phải hiểu khi chia tay bạn sẽ phải đối mặt với các giai đoạn cảm xúc gồm 6 giai đoạn. 

1.1. Giai đoạn shock

Giai đoạn này sẽ xảy ra đối với người bị chia tay mà trước đó không thấy hoặc cảm nhận được dấu hiệu rạn nứt giữa hai người. Ở giai đoạn này, bạn sẽ cảm thấy hoang mang vô cùng và rất cần một lời giải đáp cho câu hỏi tại sao: “Tại sao người ấy đòi chia tay?”. Đây sẽ là giai đoạn, cảm xúc đầu tiên khi bạn bị nói lời chia tay.

1.2. Giai đoạn phủ nhận

Đây là giai đoạn mọi người biết rằng mối quan hệ đã kết thúc nhưng bạn vẫn không muốn tin vào điều đó. Nhiều người cố gắng phủ định các lý do dẫn đến việc chia tay. Họ tự lựa dối mình rằng: “Chắc chắn là có lý do gì đó khó nói chứ không phải anh ấy/cô ấy đã hết yêu”. Bạn tìm mọi lý do nhẹ nhàng hơn để khiến nó trở thanh nguyên nhân của cuộc chia tay. 

Huấn luyện viên ly hôn Cathy Meyer từng nói: “Phủ nhận là cách tâm lý của bạn bảo vệ bạn khỏi bị cảm xúc lấn át. Từ chối là một cơ chế đối phó hữu ích, miễn là nó không ngăn bạn tiến lên giai đoạn tiếp theo

1.3. Giai đoạn giận dữ

Giai đoạn giận dữ

Giai đoạn giận dữ

Giận dữ là giai đoạn tâm lý rất thường gặp sau khi chia tay. Tiến sỹ Finley từng nói: “Sự tức giận thậm chí còn khiến người bị bạo hành đẩy hoặc khiêu khích kẻ ngược đãi, mặc dù biết rằng người đó sẽ ra tay, bởi vì nó mang lại cho họ cảm giác kiểm soát nhất thời.” 

Đến giai đoạn này, cơ thể sẽ tiết ra những loại hormone tiêu cực như cortisol và adrenaline khiến bạn cảm thấy vô cùng tức giận và oán trách bản thân hoặc người yêu cũ. 

Đây cũng là giai đoạn mà bạn có thể nói ra những lời nói làm tổn thương người khác như “Anh là kẻ tồi”, “Tôi đúng là ngu ngốc khi tin cô”… Nhiều người thậm chí lên mạng bóc phốt và nói xấu đối phương và biến mình trở thành nạn nhân tội nghiệp. 

1.4. Giai đoạn đàm phán

Giai đoạn đàm phán chính là giai đoạn tìm kiếm cách để cứu vãn mối quan hệ. Đó có thể theo cả hướng tiêu cực và tích cực như: đe doạ, nhờ tới tâm linh, năn nỉ đối phương quay lại hoặc thay đổi cách đối xử với đối phương. Tuy nhiên, theo thống kê, những cách làm này không có khả năng mang lại sự thay đổi.

1.5. Giai đoạn trầm cảm

Giai đoạn trầm cảm

Giai đoạn trầm cảm

Giai đoạn trầm cảm là khi những cảm xúc tiêu cực như tuyệt vọng, bế tắc, chán chường lên ngôi. Sẽ có những người chỉ muốn nhốt mình trong phòng để khóc và hồi ức lại những ký ức về người yêu cũ, có những người thể hiện bên ngoài bình thường nhưng khi có khoảng lặng cho mình là họ lại cảm thấy rất buồn. Thậm chí còn có người làm dụng các chất kích thích như rượu chè, cờ bạc, thuốc lá hoặc thậm chí tìm đến cái chết để quên đi người đó.

1.6. Giai đoạn chấp nhận

Sau khi đã vượt qua các giai đoạn kinh khủng trên thì đã đến lúc bạn chấp nhận sự thật, đến lúc bạn bỏ qua quá khứ và bước tiếp. Lúc này, bạn không phải là hoàn toàn đã quên đi người đó nhưng những cảm xúc mãnh liệt như trên sẽ dần dịu lại. Tuy nhiên, nếu tình cờ gặp lại hoặc nghe thấy ai nhắc tên người yêu cũ, bạn sẽ thấy nhói lòng đôi chút. Nhưng bạn cũng sẽ chẳng kỳ vọng hay mong chờ một điều gì nữa.

2. Top 15 cách vượt qua giai đoạn chia tay

Cách vượt qua giai đoạn chia tay

Cách vượt qua giai đoạn chia tay

2.1. Chấp nhận mọi cảm xúc đang có

Như bạn đã thấy, các cảm xúc khi chia tay sẽ đều xảy ra theo các giai đoạn đã nêu. Điều đó có nghĩa là, không chỉ bạn mà hàng vạn người ngoài kia đều có những cảm xúc tương tự như thế. Hãy chấp nhận rằng đây là một hành trình của cảm xúc và vì thế hãy chấp nhận nó và tìm cách để giải tỏa mọi cảm xúc đang có.

2.2. Cắt đứt mọi liên lạc ( cả trực tiếp và gián tiếp)

Nhiều người cho rằng việc để kết bạn trên các phương tiện social với người yêu cũ là văn minh, là cách để ngầm khẳng định rằng bạn vẫn tốt khi chia tay. Nhưng có phải chăng bạn nên quan tâm đến cảm xúc của mình nhất vì chính bạn mới là người bị tổn thương.

Bạn sẽ không thể nào “dứt tình” khi hàng ngày hàng giờ đều có thể nhìn thấy cuộc sống của đối phương, Hãy nhớ rằng việc kết nối với đối phương kể cả trực tiếp hay gián tiếp đều khiến bạn không thể chấm dứt việc nghĩ và mơ mộng về một tương lai lại bên nhau. Vì thế, hãy cắt đứt mọi liên lạc nếu bạn tự cảm thấy là cần thiết.

2.3. Hãy thực tế

Khi chia tay một ai đó, một số người sẽ có xu hướng thần thánh hoá đối phương. Nghĩ rằng mình sẽ chẳng thể yêu ai tốt hơn, rằng cô ấy thật hoàn hảo, anh ấy là người phù hợp nhất với mình. Nhưng hãy thực tế đi, cô ấy/anh ấy không tốt đến thế và bạn hoàn toàn có thể tìm được một người tốt hơn chỉ cần bạn không ngừng cố gắng và hoàn thiện bản thân mỗi ngày. 

2.4. Hãy hiểu việc bạn còn yêu người yêu cũ là rất bình thường

Đừng tự trách và dày vò bản thân về việc bạn vẫn chưa quên và vẫn còn yêu người yêu cũ. Bởi họ đã có mặt trong cuộc sống của bạn đủ lâu và khi thay đổi chắc chắn bạn sẽ vẫn còn những cảm xúc yêu đương đó.

Việc bạn vẫn còn yêu người yêu cũ chỉ chứng tỏ rằng bạn là con người và có khả năng cho và nhận tình yêu như bao người mà thôi. Nên chắc chắn bạn không cần quá lo lắng. 

2.5. Hãy chia sẻ tình trạng của mình

Chia sẻ tình trạng của mình với người khác

Chia sẻ tình trạng của mình với người khác

Bạn đang cố gắng giải quyết với vấn đề của mình khi mất đi một người quan trọng nhưng bạn không nhất thiết phải giải quyết nó một mình. Bạn hoàn toàn có thể nói tính trạng của mình với những người mà bạn tin tưởng như người thân, bạn bè hoặc đồng nghiệp. 

Họ có thể không giúp được gì cho bạn nhưng những lời khuyên, an ủi của họ có thể giúp bạn với đi phần nào nỗi đau. 

Tin tôi đi, những người quan tâm đến bạn sẽ có cách xoa dịu bạn mà thôi.

2.6. Trở nên bận rộn

Một cách giúp bạn nhanh chóng quên đi nỗi đau của mình chính là trở nên bận rộn. Hãy nhận nhiều công việc hơn và cố gắng hoàn thành tốt nó. Vào những ngày nghỉ hoặc thời gian rảnh hãy đăng ký lớp học nghệ thuật, tham gia các câu lạc bộ ở nơi bạn sống, hẹn bạn bè đi cafe,… Hãy giữ bản thân bận rộn để không nghĩ về những nỗi đau đang hiện hữu nưa.

2.7. Tìm thấy những điều tốt khi độc thân

Nghĩ lại đi, độc thân cũng có cái tốt đấy chứ. Bạn thích làm gì thì làm không ai cấm được, ăn được những món ăn mình thích nhưng người yêu lại không, thoải mái gặp gỡ người này người kia… 

Hãy tạo một danh sách những điều mà bạn đã muốn làm nhưng không thể vì có người yêu để thấy rằng độc thân cũng có cái hay đấy chứ.

2.8. Viết nhận ký

Viết nhật ký

Viết nhật ký

Có những điều mà bạn không thể nói hết với mọi người xung quanh vì sợ bị đánh giá. Khi đó hãy viết nhật ký. Hãy viết ra những cảm xúc thật lòng nhất về mối quan hệ đã qua để tâm hồn bạn nhẹ nhõm hơn. Tin tôi đi, cách làm này sẽ giúp bạn với đi nỗi buồn nhiều đấy.

2.9. Đi du lịch 1 mình

Khi thất tình chắc chắn sẽ có những người khuyên bạn nên đi du lịch cho đầu óc khuây khoả. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn hãy đi một mình chứ đừng đi với bạn bè hay người thân. Vì lúc đó bạn sẽ cảm thấy lạc lõng giữa niềm vui của mọi người mà không thể hoà nhập.

Thay vào đó hãy đi du lịch 1 mình để cảm nhận những điều mới mẻ, gặp những người mới để não bộ tạm thời quên đi những ký ức đau buồn mà đón nhận những điều mới mẻ, tích cực hơn.

2.10. Thay đổi thói quen và môi trường

Lúc còn yêu đương chắc hẳn sẽ có những con đường, quán cũ là kỷ niệm yêu đương giữa hai người. Nhưng khi chia tay, chắc hẳn mỗi khi đi ngang qua con đường cũ, hay quán quen nào đó sẽ làm bạn nhớ tới người yêu của mình. 

Vì thế, hãy thay đổi thói quen của mình. Thay vì đi con đường cũ mà hai người đã cùng đi thì hãy tìm một con đường khác, thay vì đến quán cafe từng hẹn hò thì tìm một quán khác đẹp và thú vị hơn xem sao. Tất cả và để tránh việc bạn nhớ về người yêu cũ quá nhiều.

2.11. Nhìn nhận những ưu điểm của bản thân

Đừng vội đổ lỗi cho bản thân khi bị chia tay mà hãy nhìn nhận những điểm tốt của chính mình. Việc đối phương rời bỏ bạn chẳng qua là vì các vấn đề về cảm xúc của anh ta/cô ta mà bạn hoàn toàn không thể can thiệp thiệp được. Việc duy nhất mà bạn làm được chính là nhìn nhận đúng về bản thân và không ngừng trau dồi để phát triển hơn.

2.12. Nuôi thú cưng

Có một mối quan tâm khác nhưng một em mèo hay em cún dễ thương cũng khiến bạn với bớt đi phần nào nỗi nhớ người cũ. Người ta thường nói: “CHồng có thể không có nhưng chó phải có một con”. Đó là vì khi bạn nuôi thú cưng, các con vật sẽ trung thành, không bao giờ phản bội bạn, là niềm an ủi khi bạn cô đơn nhất.

2.13. Tập yêu lại bản thân

Tập yêu lại bản thân

Tập yêu lại bản thân

Nếu bạn thấy rằng khi yêu đương bạn đã dành quá nhiều thời gian để nghĩ và chăm sóc đối phương hơn cả bản thân mình, thì đây chính là lúc bạn học lại cách yêu thương bản thân. 

Dành nhiều thời gian và tiền bạc hơn cho bản thân như: đi làm một kiểu tóc mới, đi spa chăm sóc da, tìm hiểu về makeup và skincare, tập thể dục,…

Bạn cũng có thể tự thưởng bản thân một vài món đồ mà bạn muốn như là một cách để an ủi chính mình. Tuy nhiên, đừng tiêu xài quá mức cho phép để tránh việc bản thân lại gặp phải một mối lo khác.

2.14. Đừng nói xấu hay bóc phốt người yêu cũ

Nếu bạn nói xấu hay bóc phốt người cũ trên mạng xã hội thì cuộc sống của bạn sẽ toàn xoay quanh về người ấy. Bạn sẽ khó có thể quên được đối phương.

Hơn nữa, trong giai đoạn khi mới chia tay, những điều bạn nói về người cũ gần như là do cảm tính, có những điều không đúng sự thật. Điều đó có thể dẫn tới hậu quả lớn làm ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống của cả hai. Đôi khi chỉ vì sự tức giận của bạn mà đối phương có thể bị tấn công hoặc bị tẩy chay bởi bạn bè. Hãy suy nghĩ thật kỹ xem nó có thật sự đáng trước khi làm nhé.

2.15. Tham gia một chiến dịch tình nguyện

Thay vì ở nhà và đắm chìm trong nỗi đau buồn thì bạn hãy thử tham gia một chiến dịch tình nguyện xem. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng vượt qua nỗi buồn bởi sự bận rộn cùng với niềm vui và ý nghĩa công việc. Các chiến dịch tình nguyện mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng như: du lịch kết hợp làm tình nguyện cho trẻ em ở vùng cao, tham gia chiến dịch nhặt rác ở đô thị, công viên và biển,…

3. Tạm kết

Trên đây là top 15 cách vượt qua giai đoạn chia tay và giúp bạn không cảm thấy quá đau khổ khi chấm dứt một mối quan hệ yêu đương. Mong rằng bạn sớm lấy lại tinh thần để bước tiếp trên con đường dài phía trước. Hãy luôn nhớ rằng tình yêu đích thực là có thật và người cũ vừa ra đi chỉ đơn giản không phải là tình yêu đích thực của cuộc đời bạn mà thôi.

Views:
106
Article Categories:
Mới nhất

Comments are closed.

Home
Mới nhất
Sắc đẹp